Chiều nay nói chuyện với một người bạn về việc quảng bá thương hiệu cá nhân(quảng bá bản thân) khá là dài. Tôi cá là có hơn 2/3 bạn bè ở facebook của tôi nghe đến chủ đề này lần đầu.
Quảng bá thương hiệu cá nhân, quảng bá bản thân, quảng cáo bản thân, tự đánh bóng tên tuổi, tự khoe khoang mình, tự giới thiệu mình, tự truyền thông cho mình, làm cho mình nổi tiếng, làm cho nhiều người biết điểm mạnh/tài năng của mình, tự định hướng dư luận về mình... đều tương đồng về ý nghĩa.
Đầu tiên, mọi người thường nghĩ đừng khoe khoang khoác lác, làm được gì cứ im lặng mà làm. Đúng. Nhưng chỉ trong chừng mực nhất định. Nhiều người vẫn thường giấu mình sau những thành công của bản thân, sau những việc có ích cho cuộc sống, và cho rằng đó là khiêm tốn, là tốt. Tôi nghĩ khiêm tốn phần lớn đều không tốt. Hãy đọc tiếp xem đúng không nhé.
Để cho rõ khái niệm, tôi muốn nói thêm rằng, "quảng bá thương hiệu cá nhân"(quảng bá bản thân) là một công việc trong lĩnh vực "truyền thông", chuyên môn đó cần học, chứ không phải chuyện tầm phào đâu.
Mỗi người đều có nhiều điểm yếu, chắc chắn rồi. Mình phải đối mặt để khắc phục nó để quảng bá. Mỗi người cũng đều có rất nhiều điểm mạnh, tất nhiên rồi, chúng ta đều phi thường ở những lúc nào đó, trong những lĩnh vực nào đó. Mỗi điểm mạnh, điểm tốt, đều có những câu chuyện riêng, để viết ra, để chia sẻ kinh nghiệm, ta thấybình thường nhưng có nhiều người ngưỡng mộ.
Tại sao phải viết ra, tại sao phải trưng ra?
Thứ nhất, là “ĐỂ MỌI NGƯỜI BIẾT MÌNH LÀ AI”.Điều thứ nhất này là tiền đề cho điều thứ hai. Mọi người ở đây bao gồm cả những bạn bè anh em thân thiết của mình luôn đấy. Chúng ta học trường gì, có thể mọingười biết, nhưng chúng ta hiện tại làm gì, ở đâu, có những khả năng nổi bậtnào, có những thành tích gì, có mong muốn làm gì sắp tới,.. chỉ rất ít người biết.Ví dụ: bạn tôi tên ABC học tiếng Anh thương mại, từng làm dịch thuật tiếng Anh với một câu chuyện đáng kinh ngạc, đáng kể, hiện đang dạy kèm tại nhà cho nhiều em học sinh, kết quả rất tốt, có phương pháp dạy riêng, rất tự tin khả năng bản thân, có ý định mở trung tâm Anh ngữ, tuy nhiên rất nhiều người không biết điều đó, lại càng không biết bạn tôi dạy cho bao nhiêu người, đã dạy mấy khóa, đã có bao nhiêu em có thành tích nổi bật sau khi theo học.
Thứ hai, là “ĐỂ TĂNG NGUỒN THU NHẬP”. Khi mọi người biết nhiều về tài năng của mình, về những thành tích của mình, họ sẽ tìm đến nhiều hơn để thuê, để học, hoặc để đầu tư cho mình, đó là lúc tiền cũng vào túi nhiều hơn. Quay lại ví dụ trên, nếu bạn ABC làm tốt việc “Thứ nhất” thìcó nhiều em học sinh, nhiều bạn bè, sẽ tìm đến để theo học lớp tiếng Anh của bạn ấy.
Thứ ba, là “ĐỂ GIÚP ĐỠ ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI”. Chúng ta nên biết rằng, kiếm tiền chính là đang giúp người khác, người càng kiếm được nhiều tiền là người càng giúp được nhiều người hơn. “Giúp” được thể hiện ở ba khía cạnh. Khi người ta tìm đến mình để học, để thuê, đó là lúc mình đang giải quyết vấn đề cho người khác. Khi mình giải quyết được nhiều vấn đề cho người khác, mình sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, đó là đang giúp đỡ bản thân. Khi kiếm được nhiều tiền hơn, mình có thể dùng tiền để giúp đỡ bạn bè, người thân, đóng thuế cho Nhà nước, tăng sự vận động của thị trường, và để làm từ thiện, đó là đang giúp mọi người, đang giúp đất nước. Nếu bạn ABC làm tốt việc “Thứ nhất”, có thể nhiều bạn bè, nhiều người thân, người quen, sẽ có một nơi tin tưởng để học tập, để hỏi han, một cách thoải mái nhất, thậm chí tiết kiệm chi phí một phần nào đó.
Thứ tư, là “ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN VỀ MÌNH”. Khi chúng ta tự nói về mình, nhiều người sẽ biết đến quan điểm sống, đến những tình tiết khó biết, xóa tan những tò mò, nghi ngờ không đáng có. Tự xây dựng hình ảnh cho bản thân không chỉ đơn thuần là đánh bóng tên tuổi, đó là một nỗ lực nói, viết, làm việc, phấn đấu, học hỏi… Khi đã chú trọng để truyền thông cho mình thì chúng ta cũng dần phát hiện ra bản thân đang yếu cái gì, đã mạnh điểm nào, để khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh.
Suy cho cùng thì mọi việc chúng ta làm đều vì bản thân. Trong 4 lý do, chỉ có lý do thứ 3 là vì người khác, vì xã hội. Thế nhưng, “biết sống vì bản thân một cách đúng đắn” cũng là “trách nhiệm phải làm”, và cũng là “trách nhiệm xã hội”. Gương thành công của chúng ta là một ví dụ cho mọi người học hỏi. Năng lực của chúng ta phải có nhiều người biết để họ nhờ cậy. Người giỏi có trách nhiệm phải giỏi hơn, phải đặt mình tương xứng với vị trí đáng có, để gây ảnh hưởng tích cực đến xung quanh càng nhiều càng tốt, đó là trách nhiệm.
Quảng bá thương hiệu cá nhân, quảng bá bản thân, quảng cáo bản thân, tự đánh bóng tên tuổi, tự khoe khoang mình, tự giới thiệu mình, tự truyền thông cho mình, làm cho mình nổi tiếng, làm cho nhiều người biết điểm mạnh/tài năng của mình, tự định hướng dư luận về mình... đều tương đồng về ý nghĩa.
Đầu tiên, mọi người thường nghĩ đừng khoe khoang khoác lác, làm được gì cứ im lặng mà làm. Đúng. Nhưng chỉ trong chừng mực nhất định. Nhiều người vẫn thường giấu mình sau những thành công của bản thân, sau những việc có ích cho cuộc sống, và cho rằng đó là khiêm tốn, là tốt. Tôi nghĩ khiêm tốn phần lớn đều không tốt. Hãy đọc tiếp xem đúng không nhé.
Để cho rõ khái niệm, tôi muốn nói thêm rằng, "quảng bá thương hiệu cá nhân"(quảng bá bản thân) là một công việc trong lĩnh vực "truyền thông", chuyên môn đó cần học, chứ không phải chuyện tầm phào đâu.
Mỗi người đều có nhiều điểm yếu, chắc chắn rồi. Mình phải đối mặt để khắc phục nó để quảng bá. Mỗi người cũng đều có rất nhiều điểm mạnh, tất nhiên rồi, chúng ta đều phi thường ở những lúc nào đó, trong những lĩnh vực nào đó. Mỗi điểm mạnh, điểm tốt, đều có những câu chuyện riêng, để viết ra, để chia sẻ kinh nghiệm, ta thấybình thường nhưng có nhiều người ngưỡng mộ.
Tại sao phải viết ra, tại sao phải trưng ra?
Thứ nhất, là “ĐỂ MỌI NGƯỜI BIẾT MÌNH LÀ AI”.Điều thứ nhất này là tiền đề cho điều thứ hai. Mọi người ở đây bao gồm cả những bạn bè anh em thân thiết của mình luôn đấy. Chúng ta học trường gì, có thể mọingười biết, nhưng chúng ta hiện tại làm gì, ở đâu, có những khả năng nổi bậtnào, có những thành tích gì, có mong muốn làm gì sắp tới,.. chỉ rất ít người biết.Ví dụ: bạn tôi tên ABC học tiếng Anh thương mại, từng làm dịch thuật tiếng Anh với một câu chuyện đáng kinh ngạc, đáng kể, hiện đang dạy kèm tại nhà cho nhiều em học sinh, kết quả rất tốt, có phương pháp dạy riêng, rất tự tin khả năng bản thân, có ý định mở trung tâm Anh ngữ, tuy nhiên rất nhiều người không biết điều đó, lại càng không biết bạn tôi dạy cho bao nhiêu người, đã dạy mấy khóa, đã có bao nhiêu em có thành tích nổi bật sau khi theo học.
Thứ hai, là “ĐỂ TĂNG NGUỒN THU NHẬP”. Khi mọi người biết nhiều về tài năng của mình, về những thành tích của mình, họ sẽ tìm đến nhiều hơn để thuê, để học, hoặc để đầu tư cho mình, đó là lúc tiền cũng vào túi nhiều hơn. Quay lại ví dụ trên, nếu bạn ABC làm tốt việc “Thứ nhất” thìcó nhiều em học sinh, nhiều bạn bè, sẽ tìm đến để theo học lớp tiếng Anh của bạn ấy.
Thứ ba, là “ĐỂ GIÚP ĐỠ ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI”. Chúng ta nên biết rằng, kiếm tiền chính là đang giúp người khác, người càng kiếm được nhiều tiền là người càng giúp được nhiều người hơn. “Giúp” được thể hiện ở ba khía cạnh. Khi người ta tìm đến mình để học, để thuê, đó là lúc mình đang giải quyết vấn đề cho người khác. Khi mình giải quyết được nhiều vấn đề cho người khác, mình sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, đó là đang giúp đỡ bản thân. Khi kiếm được nhiều tiền hơn, mình có thể dùng tiền để giúp đỡ bạn bè, người thân, đóng thuế cho Nhà nước, tăng sự vận động của thị trường, và để làm từ thiện, đó là đang giúp mọi người, đang giúp đất nước. Nếu bạn ABC làm tốt việc “Thứ nhất”, có thể nhiều bạn bè, nhiều người thân, người quen, sẽ có một nơi tin tưởng để học tập, để hỏi han, một cách thoải mái nhất, thậm chí tiết kiệm chi phí một phần nào đó.
Thứ tư, là “ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN VỀ MÌNH”. Khi chúng ta tự nói về mình, nhiều người sẽ biết đến quan điểm sống, đến những tình tiết khó biết, xóa tan những tò mò, nghi ngờ không đáng có. Tự xây dựng hình ảnh cho bản thân không chỉ đơn thuần là đánh bóng tên tuổi, đó là một nỗ lực nói, viết, làm việc, phấn đấu, học hỏi… Khi đã chú trọng để truyền thông cho mình thì chúng ta cũng dần phát hiện ra bản thân đang yếu cái gì, đã mạnh điểm nào, để khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh.
Suy cho cùng thì mọi việc chúng ta làm đều vì bản thân. Trong 4 lý do, chỉ có lý do thứ 3 là vì người khác, vì xã hội. Thế nhưng, “biết sống vì bản thân một cách đúng đắn” cũng là “trách nhiệm phải làm”, và cũng là “trách nhiệm xã hội”. Gương thành công của chúng ta là một ví dụ cho mọi người học hỏi. Năng lực của chúng ta phải có nhiều người biết để họ nhờ cậy. Người giỏi có trách nhiệm phải giỏi hơn, phải đặt mình tương xứng với vị trí đáng có, để gây ảnh hưởng tích cực đến xung quanh càng nhiều càng tốt, đó là trách nhiệm.
Bài được đăng trên facebook cá nhân ngày 21/5/2015 tại địa chỉ https://www.facebook.com/notes/viet-hoang/qu%E1%BA%A3ng-b%C3%A1-b%E1%BA%A3n-th%C3%A2n-v%C3%A0-tr%C3%A1ch-nhi%E1%BB%87m-x%C3%A3-h%E1%BB%99i/856980294387544
Việt Hoàng